Nhạc Baroque là thể loại nhạc cổ điển thịnh hành vào thế kỷ 17-18 với các nhạc sĩ lỗi lạc như Bach, Vivaldi, … Nhạc Baroque có những tác dụng cụ thể về mặt sinh lý học đối với con người.
Khi chúng ta lắng nghe theo nhịp điệu đều đặn của thể loại nhạc này, 60 nhịp một phút, nhịp tim, huyết áp và sóng não đều thư giãn theo điệu nhạc. Nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm đi, sóng não beta giảm 6% trong khi sóng não alpha (thích hợp cho học tập và trí nhớ) tăng 6%. Âm nhạc giúp bạn đi vào trạng thái thư giãn nhưng tỉnh táo (relaxed alertness) – trạng thái tối ưu cho học tập và làm việc. (Nguồn: nhacso.net)
Khi chúng ta lắng nghe theo nhịp điệu đều đặn của thể loại nhạc này, 60 nhịp một phút, nhịp tim, huyết áp và sóng não đều thư giãn theo điệu nhạc. Nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm đi, sóng não beta giảm 6% trong khi sóng não alpha (thích hợp cho học tập và trí nhớ) tăng 6%. Âm nhạc giúp bạn đi vào trạng thái thư giãn nhưng tỉnh táo (relaxed alertness) – trạng thái tối ưu cho học tập và làm việc. (Nguồn: nhacso.net)
Đây là thể loại nhạc yêu thích của GAN. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về dòng nhạc này.
"Nhạc Baroque phong cách của âm nhạc phương Tây trong khoảng thời gian từ 1600 đến 1760.
Theo Wiki, các giai đoạn của nhạc cổ điển phương Tây được người ta chia ra như sau:
- Trung cổ: thông thường được coi là giai đoạn trước 1450. Giai đoạn này đặc trưng bởi thể loại Thánh ca (Chant), còn gọi là đồng ca nhà thờ hay Thánh ca Gregory.
- Phục hưng: khoảng từ 1450-1600, đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu.
- Baroque: khoảng 1600-1760, đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn.
- Cổ điển: khoảng 1730-1820, là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách.
- Lãng mạn, 1815-1910: là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời.
- Thế kỷ 20: thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện Đại và Hậu Hiện Đại.
- Âm nhạc đương đại: thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ 21.
- Tiếp đầu ngữ tân thường được dùng để chỉ âm nhạc thế kỷ 20 hay đương đại được soạn theo phong cách của các giai đoạn trước đây, như cổ điển, lãng mạn, v.v. Ví dụ như tác phẩm Classical Symphony của Prokofiev được coi là một tác phẩm “Tân Cổ Điển”.
Việc chia các thời kỳ âm nhạc phương Tây chỉ có tính quy ước tương đối, ở một mức độ nào đó là không hoàn toàn chặt chẽ, bởi các giai đoạn thường gối lên nhau. Ngoài ra mỗi giai đoạn lại có thể được chia nhỏ theo thời gian hoặc phong cách.
Từ “baroque” xuất xứ từ “barroco” của Bồ Đào Nha, có nghĩa là “ngọc trai xấu xí”, một từ…tiêu cực mô tả thể loại âm nhạc trang trí công phu so với trước đó và tên “Baroque”cũng được dùng để chỉ nghệ thuật kiến trúc cùng thời điểm ấy.
Baroque có thể coi như nền móng tạo thành một phần lớn các tác phẩm của nhạc cổ điển. Các nhà soạn nhạc của thời đại baroque bao gồm: Johann Sebastian Bach, George Frideric Handel, Alessandro Scarlatti, Antonio Vivaldi, Georg Philipp Telemann, Jean-Baptiste Lully, Arcangelo Corelli, François Couperin, Denis Gaultier, Claudio Monteverdi, Jean-Philippe Rameau và Henry Purcell.
Trong giai đoạn này, các nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn sử dụng âm nhạc phức tạp hơn thời trước đó, thực hiện thay đổi các ký hiệu âm nhạc, và phát triển các kỹ thuật mới của nhạc cụ, và opera cũng được thành lập như là một thể loại âm nhạc.
Nhiều thuật ngữ âm nhạc và các khái niệm từ kỷ nguyên này vẫn còn giá trị và được sử dụng đến ngày nay."
No comments:
Post a Comment